Hành Trang Du Học Anh

"Mang gì khi đi du học Anh?" đây là câu hỏi thường gặp mỗi khi du học sinh chuẩn bị hành trang đi du học Anh.

Tuỳ vào mức hành lý ký gửi mà bạn quyết định xem mang nhiều hay ít, cái nào quan trọng mà không mua được khi du học Anh hoặc siêu đắt khi mua ở Anh.

  1. Giấy tờ quan trọng cần dịch thuật công chứng sang tiếng Anh khi mang khi du học Anh
    • Hộ chiếu, visa
    • Thư mời nhập học CAS - Confirm of Acceptance for Studies
    • Kết quả xét nghiệm lao phổi TB test
    • Giấy tờ chứng minh tài chính
    • Bằng cấp học thuật và chứng chỉ ngoại ngữ đã dùng để xin học
    • Ảnh 3x4 và 4x6 để dùng khi cần, có thể thay đổi đồ khi chụp để có thể dùng ảnh khác nhau cho nhiều lần làm giấy tờ khác nhau.
    • Bằng lái xe (nếu có)
    • Bản sao giấy khai sinhIn thông tin vé máy bay để làm check-in tại sân bay
    • In thông tin cá nhân vào 1 tờ giấy để người khác liên lạc gia đình trong trường hợp khẩn cấp: họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ và thông tin ít nhất hai người thân quen ở cả Việt Nam và Anh.
    • Địa chỉ và bản đồ nơi cần đến tại Anh
  2. Tiền và tài khoản ngân hàng
    • Thời gian mở thẻ ngân hàng ở Anh thường mất 1-2 tuần nên để an toàn, tốt nhất bạn nên mở thẻ thanh toán quốc tế trước khi đi học. Chọn thẻ visa debit để giảm chi phí giao dịch. Các ngân hàng lớn tại Việt Nam như Vietcombank, Agribank, BIDV, Techcombank etc. đều có dịch thẻ thanh toán quốc tế. Nhớ đăng ký dịch vụ internet và mobile banking để thanh toán online ở Anh khi cần.
    • Không nên mang nhiều tiền mặt. Tầm £500 bảng Anh cho chi phí đi lại và ăn uống những ngày đầu nếu cần.
    • Đổi tiền nhiều mệnh giá như £5, £10, £20 và tiền xu.
    • Trường hợp bạn mang từ $5000 trở lên (hoặc số tiền tương đương bằng một loại tiền khác bao gồm tiền mặt, séc du lịch và séc ngân hàng) thì cần khai báo ở hải quan Việt Nam. Còn nếu mang tiền mặt vào Anh trên £10,000 (dù đi một mình hay tổng tiển của cả gia đình hay nhóm) phải khai báo Hải Quan Anh. Nếu không khai báo, bạn sẽ bị tịch thu tiền và trả mức phạt lên tới 5000 bảng Anh để lấy lại tiền.
    • Luôn giữ tiền để nhiều chỗ khác nhau để giảm thiểu rủi ro bị móc túi, bảo mật thông tin tài khoản ngân hàng và thẻ ngân hàng khi rút tiền.
    • chọn để Nếu dùng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng của ngân hàng Việt Nam (debit/credit/master/visa/card) - bởi điều này sẽ ngốn của bạn rất nhiều khoản phí, cụ thể ở đây là phí giao dịch quốc tế và phí chuyển đổi ngoại tệ.
  3. Ăn uống & Chăm sóc sức khoẻ
    • Nếu bạn đang uống thuốc theo đơn thì xin bản đơn thuốc tiếng Anh rồi sang Anh đi khám sức khoẻ và lấy đơn thuốc tương tự hoặc đơn mới.
    • Thuốc kháng sinh: nếu bạn thường dùng kháng sinh khi ốm thì nên mua sang vì bên này muốn mua kháng sinh phải có đơn của bác sĩ và bác sĩ thường chỉ kê kháng sinh khi bị nặng.
    • Các thuốc ho, cảm cúm bên này nhiều. Tuy nhiên nếu có bạn phải dùng đúng loại thuốc mới khỏi thì nên mang theo thuốc đau bụng, thuốc dị ứng, cảm cúm, ho hen, men tiêu hóa etc.
    • Dầu bạc hổ, phật linh ...nếu hay dùng cho mùa đông
    • Hải quan Anh có nhiều quy định nghiêm về thực phẩm nhập cảnh. Các thực phẩm không được phép mang vào Anh bao gồm: thịt, thức ăn có nguồn gốc từ động thực vật quý hiếm hay thú cưng như thịt chó, mèo, và các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ những quốc gia ngoài khối Liên minh Châu Âu.
    • Một số đồ ăn vặt khi đói gọn nhẹ khi bay và di chuyển về nơi ở như lương khô, mì ăn liền, bánh chocopie etc. Nên mang đồ khô và tránh thực phẩm nặng mùi thịt, cá để tránh gặp rắc rối khi thông quan.
  4. Thời tiết và thời trang
    • Anh nổi tiếng là xứ sở sương mù do thời tiết lạnh và không đực ấm áp như ở Việt Nam. Nếu bạn sang nhập học tháng 9/10 là trời hơi se lạnh. Vào tháng 1 thì rất lạnh và nhiều khi có tuyết rơi nhưng không nặng hạt như ở Mỹ. Mùa hè ngắn, thời tiết ấm hơn từ tháng 5 - 8, không quá nóng, thường tầm 21 độ C, cao điểm thì 30 độ C.
    • Xem dự báo thời tiết để chuẩn bị quần áo cho phù hợp.
    • Quần áo bên này có nhiều hãng giá rẻ như Primark hay mua hàng sales nên chỉ cần mang một ít đồ cho những ngày đầu. Nếu kinh tế hạn chế thì mua ở nhà mang đi cho tiết kiệm.
    • Nên mang quần áo ấm, mũ len, khăn, găng tay, giày. Chất liệu có khả năng chống nước do mưa và sương mù nhiều. Ô thì cũng cần nhưng không quá đắt nên sang đây mua cũng được.
    • Nên làm thẻ giảm giá cho sinh viên như NUS, Railcard. Đăng ký tài khoản cashback để hoàn tiền sau khi mua hàng.
    • Đồ gia dụng giá mềm có Wilko, B&M, Argos, Home Bargain, mua sắm online có Amazon, Ebay
    • Siêu thị giá rẻ có Aldi, Lidle
    • Đa phần các hãng thời trang có khuyễn mãi quanh năm nhưng các dịp chính là sale ăn theo Black Friday của Mỹ, Boxing Day dịp Xmas và năm mới etc. Nhiều đồ còn rẻ hơn ở Việt Nam dịp sale.
    • Các bạn nữ có thể mang áo dài truyền thống để diện trong những sự kiện trọng đại.
    • Đồ vest bên này khá mắc nếu không sale nên mang từ nhà đi cũng tốt.
  5. Đồ dùng học tập và thiết bị điện tử
    • Máy tính xách tay là thiết bị cần có khi đọc tài liệu, học trên lớp, làm bài luận, thuyết trình và làm việc nhóm tại các trường tại Anh
    • Nếu có điều kiện thì mua một chiếc máy tính tốt với đa chức nha chức năng phục vụ cho việc học. Mua máy ở Việt Nam thì cần mua thêm sạc 3 chấu để dùng cho ổ điện ở Anh. Nếu sang tháng 9,10 thì có thể mượn máy trường vài tháng rồi chờ mùa sale để mua giá tốt vào tháng 11.
    • Nhiều trường có cho sinh viên mượn laptop về nhà nếu bạn không có hay máy bị hỏng
    • Các đồ dùng học tập gọn nhẹ như giấy bóng, kẹp giấy, bút chì, bút bi nhiều màu, ruột bút, tẩy, bút xóa, highlighter etc. mua từ Việt Nam cho rẻ.
    • Thư viện trường cung cấp sách in và sách trực tuyến nên bạn không cần mua nhiều sách từ Việt Nam, chỉ mang cái bạn tin là cần cho khoá học.
    • Dành thời gian lên thư viện đọc sách và nhớ đầu sách chính cần nghiên cứu cho môn học. Những đầu sách này thường được giới thiệu ngay từ khi khoá học bắt đầu. Mượn sách sớm nhất có thể trước khi mùa làm bài luận bắt đầu vì nhiều sinh viên mượn và giữ sách thì mình chờ tới lượt sẽ rất lâu.
  6. Những món đồ không được mang theo khi bay sang Anh
    • Dao bấm nhọn
    • Bình xịt tự vệ như khí cay
    • Đồ nhái vi phạm bản quyền
    • Thuốc, chất kích thích bị cấm
    • Sản phẩm văn hóa phẩm đồi trụy
    • Vũ khí nguy hiểm như dao hoặc kiếm có lưỡi nhọn dài quá 50cm
    • Máy phát sóng từ làm nhiễu sóng liên lạc trên máy bay.
    • Hành lý xách tay: đồ dùng chứa chất lỏng dung tích lớn hơn 100ml, pin sạc, các đồ sắc nhọn sẽ bị tịch thu khi đi qua băng chuyền hải quan.
    • Được xách tay trái cây không quá 2kg.
  7. Hội nhập văn hoá và các trào lưu xã hội
    • Dành thời gian tìm hiểu về bình đẳng giới, chủng tộc, tôn giáo ở Anh để chuẩn bị tư tưởng và tâm lý khi giao tiếp xã hội, chia sẻ quan điểm và bình luận về các vấn đề nhạy cảm tại Anh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *