Lí do các bạn sinh viên quốc tế khó xin việc ở Anh?

Trong post này mình xin chỉ ra lỗi rất phổ biến của các bạn sinh viên quốc tế trong quá trình tìm việc. Mình sẽ tập trung vào các bạn học đại học hoặc thạc sĩ thôi

1. CHỈ BIẾT ĐẾN NHỮNG CÔNG TY CÓ THƯƠNG HIỆU CHO NHÀ TUYỂN DỤNG LỚN (EMPLOYER BRANDING)
Mình xin được bắt đầu bằng một thực tế ở ngành Tài chính Kế toán:

Hàng năm tỉ lệ các bạn sinh viên nộp đơn thi tuyển vào Big4 cực kì lớn. Có thể nói là không một bạn sinh viên học Tài Chính, Kế Toán, thậm chí Ngân Hàng, Đầu Tư là chưa từng nghe đến tên của nhóm big4. Hàng năm Big4 đi đến gần như tất cả các trường đại học, vô số các career events để quảng bá, giới thiệu về công ty, về những cơ hội được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, tiếp xúc với những khách hàng toàn cầu, được công ty trả tiền cho đi học chứng chỉ....

Mọi lợi ích hấp dẫn mà công ty đưa ra thì hầu như các công ty khác đều đáp ứng cho nhân viên ở bộ phận Tài Chính của họ. Nhưng, có thể nói là nhóm Big4 đã đầu tư rất nhiều để tạo nên một “Thương hiệu cho nhà tuyển dụng”. Chính vì lẽ đó, cứ nghĩ đến nghề Tài Chính Kế Toán là mọi người đều biết đến Big4.

Nếu các bạn sinh viên không đầu tư thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về thị trường lao động, các bạn sẽ chỉ biết đến những Big trong ngành của bạn và vì thế lao vào một cuộc chiến tìm việc hết sức khốc liệt khi bạn phải cạnh tranh với hàng trăm nghìn ứng viên khác để đạt được 1 vị trí trong số vài trăm vị trí được nhận mỗi năm.

BIG4 THI VÀO KHÓ CHÍNH LÀ VÌ CÓ QUÁ NHIỀU ỨNG VIÊN NỘP ĐƠN ỨNG TUYỂN.

2. LỰA CHỌN TRƯỜNG RANK CAO LIỆU CÓ XIN VIỆC DỄ DÀNG?
Bản thân mình đã từng rất tự hào về trường đại học mà mình theo học. Ngày ý mình cứ nghĩ học trường ranh cao thì tương lai xin việc chắc là sẽ nở hoa. Nhưng sự thật thì tấm bằng tốt nghiệp HE (Higher Education = bachelor and above) chỉ đóng góp một phần ít nhiều và hoàn toàn không có tính quyết định khi xin việc, nhất lại là graduate job.

Thực ra nhà tuyển dụng cần 4 điểm sau ở một bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường: thứ 1 là thái độ làm việc, thứ 2 là kĩ năng làm việc, thứ 3 là kinh nghiệm là việc từ trước và cuối cùng là kết quả học tập. Mình muốn nhắc lại một lần nữa là kết quả học tập chứ không phải danh tiếng của trường là điều mà nhà tuyển dụng lưu tâm đến. Theo quan sát cá nhân của mình thì phần lớn các bạn học trường rank cao và sau đó xin việc được dễ dàng đều là vì bản thân họ đều đã xuất sắc hơn so với bạn bè đồng trang lứa ngay từ khi mới nhập học rồi.

Quan điểm của post này không phải khuyên các bạn nên “bỏ cao về thấp”, mà mình khuyên các bạn nên lựa chọn trường theo một tiêu chí khác thay vì chỉ dựa vào các bảng xếp hạng. Bạn nào đã xác định học thật giỏi, học thật nặng và học xong sẽ về Việt Nam để tham gia công tác nghiên cứu và giảng dạy thì nên lựa chọn các trường có tính học thuật cao và có nhiều đầu tư vào nghiên cứu. BẠN NÀO MUỐN Ở LẠI “TÂY” SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP (KHÔNG ACADEMIC) THÌ NÊN CHỌN CÁC TRƯỜNG CÓ STUDENT ALUMNI (HỘI CỰU SINH VIÊN) MẠNH VÀ SÔI ĐỘNG.

Mình muốn nhấn mạnh vào vai trò của Student Alumni vì đây cũng chính là cầu nối giữa trường dh và doanh nghiệp. Họ không chỉ mang về cho trường nhiều mối qua hệ với các doanh nghiệp (network) mà các cựu sinh viên còn có nhiều kiến thức mới mẻ về quá trình xin việc mà các đàn em có thể học theo. Mình xin được ví dụ London School of Economics là một trường có Alumni cực kì mạnh mẽ và kết nối rất chặt chẽ với hội sinh viên của trường. Tất nhiên các bạn sinh viên quốc tế học LSE đều có tỉ lệ xin được việc rất cao.

3. CHỈ BIẾT ĐẾN TRUNG TÂM HỖ TRỢ VIỆC LÀM (STUDENT EMPLOYABILITY OFFICE) Ở TRƯỜNG
Mình nhận thấy là một vài năm trở lại đây, nhiều trường ở tầm rank trung bình đã vượt mặt các trường ở tầm rank cao về tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm sau khi ra trường. Các trường đó tạo rất nhiều cơ hội vô giá cho các bạn sinh viên, ví dụ như cho phép đi thực tập rồi viết báo cáo thay vì ngồi làm khoá luận tốt nghiệp, có trường còn xây dựng khoá học có 1 năm được làm placement.

Một trong những lợi ích mà trường đại học cung cấp chính là Trung tâm hỗ trợ xin việc (Student Employability Office). Đây là nới các bạn có thể đến để xin tư vấn về việc viết CV, chỉnh sửa CV, tiếp nhận thông tin tuyển dụng, vân vân và mây mây. Trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây các trường cũng liên kết với Unitempt là một công ty chuyên cung cấp việc làm thêm dạng part-time, low-skill, non-skill jobs với mức trả lương khá hợp lí.

Nhu vậy Student Employability Office có hữu ích hay không?

SỰ THẬT LÀ: CHỈ TỈ LỆ RẤT NHỎ SEO TUYỂN CONSULTANT CÓ KINH NGHIỆM TRONG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG (ĐÃ TỪNG LÀM AGENT). RẤT NHIỀU SEO CHỈ CÓ THỂ ĐƯA RA NHỮNG LỜI KHUYÊN CHUNG CHUNG MÀ CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM THẤY TRÊN MẠNG, VÀ CÁC TIN TUYỂN DỤNG CŨNG LÀ TIN CÓ Ở TRÊN MẠNG.

Hồi mình còn học đại học, 1 bạn nhân viên SEO ở trường có giúp mình sửa CV, và bạn ý chỉ có thể nhận xét về từ vựng, ngữ pháp. Mình có hỏi thì biết được bạn đó là sinh viên đang theo học BA in Literature chứ chưa từng đi làm, đừng nói là làm trong lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi. Đó là câu chuyện cách đây rất nhiều năm. Gần đây mình cũng được nghe feedback của một bạn đang học thạc sĩ (1 trường rank top 5 mình sẽ giấu tên). Bạn ý cũng mang CV đến SEO để xin tư vấn và được phân ra ngồi với một cô nhân viên rất đứng tuổi. Bạn ý kể lại là “Lúc ấy em rất phấn khởi vì nghĩ cô ý sẽ có rất nhiều kinh nghiệm. Nhưng hoá ra cô ý không biết gì về ngành của em và bản thân cô ý ngày trước cũng chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường (tức là low-skill trong khi bạn này đang apply vào high skill job)”.

Nhìn vào những ví dụ trên, mình muốn nói hai điểm. Thứ 1 là SEO được mở ra để phục vụ các bạn sv ở tất cả khoá học, vì thế họ sẽ không có insight của riêng ngành mà bạn muốn theo đuổi. Thứ 2 là các bạn nên tìm hiểu kĩ Consultant mà SEO đưa ra liệu có phải là người đã có kinh nghiệm làm recruitment agent hay không.

Nguồn: Le Vu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *